Mục lục
Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất đai và những lưu ý quan trọng
Thủ tục đăng ký biến động đất đai hay theo cách gọi thông thường là đi sang sổ, cập nhật tên trên sổ là một thủ tục hành chính để cá nhân được cấp GCN QSDĐ, quan trọng hơn việc đăng ký biến động đất đai sẽ xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Vậy thời hạn sang tên sổ đỏ là bao lâu?
Mẫu thỏa thuận mua chung đất 2023 và những điểm cần lưu ý!
Các trường hợp phải thực hiện đăng ký biến động đất đai/sang tên sổ đỏ
Căn cứ khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp GCN hoặc đã đăng ký mà có các thay đổi như:
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- …
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất để cấp GCN QSDĐ hoặc làm căn cứ khởi kiện đòi lại đất
Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Căn cứ khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai, thời hạn sang tên sổ đỏ /thực hiện thủ tục đăng ký biến động là không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động đối với các trường hợp sau:
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Mức xử phạt hành vi chậm sang tên sổ đỏ khi mua bán đất
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: “ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định”.
Như vậy, mức xử phạt nếu không sang tên sổ đỏ /không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định thông thường là 3.500.000đ.
Đòi lại đất cho ở nhờ nhiều năm bằng cách nào?
Lưu ý, không sang tên sổ đỏ khi mua bán đất sẽ gặp rất nhiều rủi ro
Mức phạt tiền khi xử phạt do không thực hiện đăng ký biến động đất đai không quá ảnh hưởng đến người sử dụng đất. Điểm quan trọng nhất mà bạn phải đi đăng ký biến động đất đai sớm nhất có thể là vì thời điểm chuyển quyền sử dụng đất theo luật đất đai quy định: “Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính”.
Do vậy, khi bạn thực hiện các việc ký hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp QSDĐ thì người mua, người được tặng cho chỉ thực sự là chủ sử dụng đất khi hoàn thành việc đăng ký biến động đất đai.
Tài tài sản bị tranh chấp do ký hợp đồng mà không chịu đi sang sổ đỏ
Như lưu ý đã nói trên, khách hàng tìm tới luật sư NBSG khi đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng QSDĐ mà hơn 01 năm nay không đăng ký biến động đất đai. QSDĐ hiện tại bị Cơ quan thi hành án kê biên để đảm bảo thi hành án cho chủ đất cũ (lý do: chủ cũ mắc nợ theo bản án của tòa).
Theo quy định pháp luật, QSDĐ chỉ chuyển quyền khi chưa đăng ký biến động cho người khác dù đã ký hợp đồng công chứng về chuyển nhượng, tặng cho, … thì trên mặt giấy tờ vẫn là của người đang đứng tên trên GCN QSDĐ. Để giữ lại tài sản cho chủ mới, luật sư NBSG đã phải thực hiện rất nhiều hành động pháp lý cần thiết.
Năm 2022- 2023 nhiều cá nhân đầu tư BĐS, kinh doanh thua lỗ thì việc bị kê biên, bị bán đấu giá tài sản sẽ ngày càng nhiều. Do vậy, để đảm bảo quyền tài sản của bạn, NBSG khuyên quý khách hàng hãy đăng ký biến động đất đai sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất CLN, ONT, SKC, LUK, ..
Chia sẻ bài viết hoặc để lại bình luận: