Phân biệt giữa vay và mượn trong dân sự, các loại tiền lãi phải trả khi vay tiền?

Vay tiền là một hợp đồng dân sự giữa các bên, pháp luật quy định cụ thể các loại lãi phải trả khi vay tiền kể cả trong trường hợp các bên không thỏa thuận về lãi suất. Ngoài ra, cá nhân cần phân biệt giữa vay và mượn để hiểu quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện thỏa thuận.

Cho vay lãi nặng là gì? xử phạt như thế nào? lãi vay tối đa cho phép là bao nhiêu?

Luật sư thu hồi nợ
Luật sư tư vấn thu hồi nợ
Giải quyết tranh chấp vay tiền

Luật sư tư vấn thu hồi nợ, giải quyết tranh chấp vay tiền hiệu quả nhất liên hệ 0779.288883 Hoặc Zalo

Phân biệt giữa vay và mượn trong dân sự

Vay tài sản là gì?

  • Vay tài sản là thỏa thuận mà bên cho vay đưa cho bên vay một loại tài sản nhất định, đến thời hạn bên vay phải trả lại theo đúng giá trị, số lượng chất lượng như tài sản đã vay.
  • Bên vay còn phải trả thêm lãi suất theo thỏa thuận (nếu có) và theo pháp luật quy định.
  • Vay tài sản là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ, trong đó các bên có quyền thỏa thuận bên vay đều có quyền và nghĩa vụ (vd: bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho vay theo thỏa thuận, không được đòi lại trước hạn, ….; bên vay phải trả lại tài sản khi đến hạn, phải trả lãi theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật, …)
  • Đối tượng của hợp đồng vay là tài sản tiêu hao hoặc không tiêu hao.
  • Quyền sở hữu tài sản của bên cho vay được chuyển giao cho bên vay kể từ khi bên vay nhận tài sản vay.

Mượn tài sản là gì?

  • Mượn tài sản là thỏa thuận mà bên cho mượn đưa cho bên mượn một loại tài sản nhất định, đến thời hạn bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn đó như ban đầu.
  • Mượn tài sản không có lãi, pháp luật không quy định về lãi mượn tiền
  • Mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ, trong đó chỉ có bên mượn có nghĩa vụ với bên cho mượn tài sản
  • Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là tài sản không tiêu hao
  • Quyền của chủ sở hữu tài sản không chuyển giao cho bên mượn tài sản.

Vật tiêu hao, không tiêu hao là gì?

Khoản 2 Điều 112 BLDS 2015, “vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”.

Như vậy, khi nói cho “mượn tiền” là chưa chính xác, thuật ngữ chính xác là “vay tiền”. Chỉ có gọi là “mượn tiền” khi người mượn trả lại đúng tờ tiền đã mượn, bởi lẽ mục đích của việc vay tiền là tiêu hao số tiền đó rồi trả lại một số tiền tương ứng trong khi tiền là vật đặc định có đánh số seri.

Ví dụ:

  • Ông A cho ông B lập “thỏa thuận mượn tiền” là chưa chính xác, phải là “thỏa thuận vay tiền”‘, hợp đồng vay hoàn toàn có thể thỏa thuận “không lãi suất”
  • Ông A cho ông B mượn tờ tiền có số seri đẹp để xem,.. thì chính xác.

Pháp luật quy định về hợp đồng vay tài sản như thế nào?

Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Hợp đồng vay không quy định hình thức của hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận bằng miệng (lời nói), bằng văn bản (văn bản giấy hoặc văn bản điện tử), hoặc bằng hành vi cụ thể.

Chồng trộm tiền vợ có phạm tội hay không? Vụ việc chồng trộm 3 tỷ của vợ ở Quảng Nam

Các loại lãi phải trả khi vay tiền

Các loại lãi khi vay tiền gồm có:

  • Lãi trong hạn theo thỏa thuận
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả
  • Lãi tính trên số nợ lãi chưa trả
  • Lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp các bên không thỏa thuận về lãi, đến hạn mà bên có nghĩa vụ thực hiện trả tiền không trả

Các bên có quyền thỏa thuận về lãi trong hạn, lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Mức lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá mức lãi suất mà Bộ luật Dân sự quy định tối đa là 20%/năm. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Bên vay phải trả lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi hợp đồng vay không thỏa thuận về lãi

Căn cứ Khoản 4 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”

Cách tính lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao:

“Hợp đồng vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì theo yêu cầu của bên cho vay, Tòa án xác định bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015  trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả = (nợ gốc quá hạn chưa trả) x (50% lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ) x (thời gian chậm trả nợ gốc)”.

Lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền không phải là lãi trong hạn giữa bên vay và bên cho vay, đây là khoản lãi phát sinh do hành vi không thực hiện và thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với bên cho vay. Đây có thể được xem như một biện pháp nhằm để bên vi phạm nghĩa vụ trả nợ khắc phục hậu quả, bồi thường cho bên cho vay.

Buộc bên vay phải trả lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền từ thời điểm nào?

Bên vay phải trả lãi do chậm nghĩa vụ trả tiền từ ngày vi phạm nghĩa vụ (ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày tiếp theo của ngày đến hạn trả tiền, ví dụ: thời hạn trả nợ là 02/02/2023 thì ngày tính lãi chậm trả là từ ngày 03/02/2023),

Trường hợp hợp đồng vay không thỏa thuận về ngày trả nợ/hợp đồng vay không kỳ hạn thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một khoản thời gian hợp lý.

Lưu ý: Vay tiền theo hợp đồng tín dụng của ngân hàng có các quy định riêng theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trên đây là những nội dung chúng tôi cung cấp, mong rằng chúng sẽ hưu ích cho các bạn.

Luật sư tư vấn thu hồi nợ, giải quyết tranh chấp vay tiền hiệu quả nhất liên hệ 0779.288883 Hoặc Zalo

Chia sẻ bài viết này:

 

Trả lời