Thủ tục nhận con nuôi tại Bình Dương? Con nuôi – cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế?

Cá nhân cần thực hiện các thủ tục nhận nuôi con nuôi tại Bình Dương theo quy định pháp luật thì mới được coi là “con” hợp pháp, “cha mẹ” hợp pháp để có các quyền và nghĩa vụ của pháp luật.

Luật sư tư vấn quyền nuôi con
Nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là gì?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nuôi con.

Gia đình gốc, gia đình thay thế là gì?

Gia đình gốc là gia đình của những người có quan hệ huyết thống. Gia đình thay thế là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi.

Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế?

Khi nhận nuôi con nuôi, sẽ ưu tiên cho những người có quan hệ họ hàng, thân tộc của trẻ em được nhận nuôi. Theo quy định tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện lần lượt theo thứ  như sau:

 

a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;

c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Việc lựa chọn người được quyền nhận nuôi phải xem xét trên nguyên tắc nào?

  • Tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ;
  • Người nhận nuôi phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng;
  • Chỉ cho làm con nuôi nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
  • Trường hợp có nhiều người trong cùng hàng nêu trên cùng muốn nhận nuôi trẻ thì sẽ xem xét giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con tốt nhất.

Thủ tục thay đổi người nuôi con và chia tài sản sau ly hôn?

Độ tuổi nào không được nhận làm con nuôi? có cha, có mẹ còn sống thì có được làm con nuôi của người khác?

Người được nhận làm con nuôi là trẻ em (dưới 16 tuổi). Trường hợp từ đủ 16 đến 18 thì có thể được nhận làm con nuôi bởi cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột và chỉ được nhận làm con nuôi của 01 người hoặc 01 vợ chồng.

Cha mẹ còn sống vẫn có quyền nhận thêm cha mẹ nuôi và việc nhận cha mẹ nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ.

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi tại Bình Dương?

1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.

Quyền của cha – con, mẹ – con khi được công nhận là con nuôi, cha mẹ nuôi tại Bình Dương?

Kể từ ngày giao nhận con nuôi giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con và giữa con với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi theo quy định pháp luật về Hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự (quyền thừa kế, đại diện theo pháp luật, quyền nhận tặng cho ……), …

Không công nhận cha mẹ nuôi với con nuôi? con nuôi không hợp pháp trong trường hợp nào?

Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật nuôi con nuôi có hiệu lực (01/01/2011)  mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi.

Ngoài trường hợp này được hiểu là không có quan hệ cha mẹ với con nuôi.

 

Luatsumiendong.vn

Ls Bình 

Trả lời