Hỏi về thủ tục khởi kiện chia thừa kế đất tại Bình Dương do cha mẹ để lại?

Hỏi:  Thưa luật sư, cha mẹ tôi sinh thời có 03 người con, năm 2018 cha tôi mất, giữa năm 2024 mẹ tôi mất. Cha mẹ tôi có để lại 02 mảnh đất chưa chia cho các con, hiện 01 mảnh không ai quản lý sử dụng, 01 mảnh đất do người con út quản lý sử dụng. Anh chị em chúng tôi có họp bàn để chia di sản nhưng không thống nhất được với người em út, hiện đã tranh chấp kéo dài. Vậy xin hỏi luật sư tôi nên làm gì? Thủ tục kiện chia thừa kế đất tại Bình Dương như thế nào?

Tư vấn lập di chúc chia thừa kế
Luật sư tư vấn lập chi chúc, chia thừa kế tại Bình Dương

Thủ tục chia thừa kế theo di chúc tại Bình Dương?

Chào bạn, trường hợp cha mẹ chết nếu có để lại di chúc thì phải thực hiện chia thừa kế theo di chúc. Các tài sản khác, tài sản còn lại không có trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định thêm về trường hợp di sản được chia không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 644 BLDS. Có nghĩa là kể cả có di chúc thì những người này nếu không được chia, được chia ít hơn 2/3 suất thừa kế đáng lẽ họ được hưởng theo pháp luật thì vẫn được hưởng thừa kế dưới đây.

Lưu ý: Di chúc phải là di chúc hợp pháp, trường hợp di chúc không hợp pháp thì tòa án sẽ giải quyết chia di sản theo pháp luật.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật không phụ thuộc vào di chúc

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản theo Điều 620 BLDS hoặc không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS.

Mẫu tường trình quan hệ nhân thân thừa kế vợ chồng 2024

Thủ tục chia thừa kế theo pháp luật tại Bình Dương

Di sản còn lại sau khi chia theo di chúc nêu trên hoặc phần di sản còn lại không được lập di chúc sẽ được chia theo pháp luật.

Quy trình chia thừa kế theo pháp luật tại Bình Dương như sau:

Trước hết, những người thừa kế có quyền tự thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế bằng các “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế“. Trường hợp có tranh chấp, buộc lòng một trong những người thừa kế phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp thừa kế tại Bình Dương có cần phải hòa giải tại UBND xã, phường không?

Nhà Nước khuyến khích việc hòa giải tranh chấp, do vậy mọi người có quyền đề nghị UBND xã, phường tổ chức hòa giải.

Tuy nhiên, đối với tranh chấp thừa kế thì việc hòa giải cơ sở là không bắt buộc. Bởi “Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”. (Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ).

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện chia thừa kế đất đai tại ở Bình Dương?

Khi tranh chấp thừa kế, người tranh chấp nộp hồ sơ khởi kiện thừa kế tới tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Về cơ bản, đối với tranh chấp thừa kế tài sản là động sản (xe cộ, tiền tiết kiệm, …) thì khởi kiện tại tòa án cấp huyện nơi cư trú của người bị kiện. Trường hợp tranh chấp thừa kế di sản là Bất động sản thì khởi kiện tại tòa án cấp huyện tại nơi có đất. Trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì khởi kiện tại tòa án cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Một số trường hợp đặc trưng cần xem xét cụ thể quy định pháp luật.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế đất tại Bình Dương gồm những gì?

  • Đơn khởi kiện tranh chấp chia thừa kế
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác của người để lại di sản đang yêu cầu tòa án chia
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Giấy khai sinh, CCCD của người được thừa kế (hàng thừa kế thứ nhất), thừa kế thế vị
  • Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản
  • Đơn xin miễn nộp tiền án phí, tạm ứng án phí (nếu thuộc trường hợp được miễn, giảm)
  • … các tài liệu cần thiết khác để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật gồm những ai?

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trên đây Luật sư Bình – Luatsumiendong tư vấn cho bạn những nội dung cơ bản của việc chia thừa kế và giải quyết tranh chấp chia thừa kế. Để được tư vấn hỗ trợ giải quyết tranh chấp mà bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn tốt nhất, hãy liên hệ cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Luật sư giỏi tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Công ty Luật TNHH NBSG thực hiện tư vấn pháp luật; đại diện tố tụng tại thành phố Thủ Dầu Một. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Chúng tôi đã và đang giải quyết thành công, giành chiến thắng trong nhiều vụ án hình sự, dân sự, thương mại, đất đai, ly hôn và tài sản,… cho các cá nhân, tổ chức là khách hàng của NBSG tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

– Địa chỉ liên hệ: Số 153 Thích Quảng Đức, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương

– Số điện thoại: 0902 877 789 (Luật sư Sự)0779 288 883 (Luật sư Bình).

Chia sẻ bài viết này:

Trả lời