Mục lục
Luật sư bào chữa tội tham ô tài sản tại Bình Dương
Tham ô tài sản là một tội phạm có mức phạt tù nặng, có thể bị tử hình. Nhiều người lầm tưởng tội tham ô chỉ liên quan tới tài sản Nhà Nước nhưng điều này không đúng, khách thể của tội tham ô tài sản là tài sản của Nhà Nước, tổ chức ngoài Nhà Nước, của Doanh nghiệp. Dưới đây, chúng tôi bàn về việc bào chữa tội tham ô tài sản tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Tham ô tài sản là gì?
Một người bị coi là phạm tội tham ô tài sản nếu vi phạm đủ các điều kiện sau:
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đ trở lên hoặc dưới 2.000.000đ mà nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội dưới đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
-
- Tội tham ô tài sản;
- Tội nhận hối lộ;
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Tội giả mạo trong công tác
-
- Do người từ đủ 16 tuổi trở lên với lỗi cố ý trực tiếp (mà không mất năng lực trách nhiệm hình sự).
Chủ thể của tội tham ô tài sản gồm những ai?
- Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước, Doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước
- Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên với lỗi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong cơ quan tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
Vai trò của luật sư bào chữa, góc nhìn từ vụ án về bà Nguyễn Phương Hằng
Bộ luật Hình sự đang phạt nặng người phạm tội tham ô tài sản
Theo quy định tại Điều 353 BLHS, tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên” ở tội “tham ô tài sản” được quy định là tình tiết “định khung” thay vì “tình tiết tăng nặng“. Có nghĩa là nếu người phạm tội tham ô, 02 lần trở lên mỗi lần có giá trị từ 2.000.000 đ trở lên thì mức phạt tù là từ 07 năm đến 15 năm tù. Ở tội trộm, tội cướp, … có tính chất nguy hiểm hơn thì “phạm tội 02 lần trở lên” là tình tiết “tăng nặng trách nhiệm hình sự” mà thôi. (Không nhầm lẫn giữa “phạm tội 02 lần trở lên” và “phạm nhiều tội”). Vd:
- Cướp tài sản 02 lần số tiền 4 tr > định khung mức phạt tù: từ 03 đến 10 năm + tình tiết tăng nặng
- Tham ô tài sản 02 lần số tiền 4 tr > định khung mức phạt tù: từ 07 đến 15 năm.
Luật sư bào chữa cho người phạm tội tham ô tài sản tại Bình Dương
Luật sư NBSG – luatsumiendong tham gia bào chữa cho người bị buộc tội/bị can/bị cáo trong vụ án hình sự về tội tham ô tài sản tại Bình Dương. Với các công việc:
- Bào chữa vô tội, bào chữa không phạm tội nhiều lần, bào chữa giảm số tiền chiếm đoạt: Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Lời khai của người bị buộc tội không dùng làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, … Do vậy, căn cứ vào hồ sơ vụ án, lời khai của thân chủ, quy định pháp luật và sự thật khách quan để Luật sư NBSG chứng minh với cơ quan tố tụng nhằm bảo vệ thân chủ của luật sư chịu một mức án đúng người đúng tội không oan sai;
- Bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Có hơn 23 tình tiết giảm nhẹ theo quy định pháp luật để xin giảm nhẹ cho bi can/bị cáo; Quy định về phạm tội chưa đạt, …. Để cơ quan tố tụng chấp nhận cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ, Luật sư chúng tôi có trách nhiệm hướng dẫn, thu thập tài liệu chứng cứ, nêu luận điểm, quan điểm chứng minh để đề nghị HĐXX chấp thuận. Ngoài ra, khi lượng hình phạt còn phải xem xét nhân thân, điều kiện hoàn cảnh phạm tội, đây là những yếu tố quan trọng để Luật sư NBSG đề nghị HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo
- Bào chữa bị can/bị cáo không có tình tiết tăng nặng: Khi bị can, bị cáo bị đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng (có tổ chức, chuyên nghiệp, động cơ đê hèn, 02 lần trở lên, ….) Luật sư NBSG dựa vào quy định pháp luật, sự thật khách quan và hồ sơ vụ án trên cơ sở thượng tôn pháp luật để chứng minh cho bị can/ bị cáo không thuộc trường hợp bị áp dụng tình tiết tăng nặng.
*Lưu ý về tội phạm tham ô tài sản
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản thuộc trường hợp tai khoản 3, 4 Điều 353 BLHS:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Tình tiết “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật Hình sự được hiểu như thế nào?
Người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nếu nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì được ân giảm thành tù chung thân (Điều 40 BLHS; Công văn số 64 năm 2019 của TANDTC)
Đối với trường hợp bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc tù chung thân là loại hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt tử hình, nên “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” quy định tại khoản 1 Điều 63 của Bộ luật Hình sự được hiểu là đã bồi thường được ít nhất một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp, người bị kết án bồi thường được ít hơn một phần hai nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng có văn bản miễn giảm một phần nghĩa vụ dân sự hoặc có thỏa thuận khác của phía bị hại (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thể hiện người bị kết án đã bồi thường được một phần hai nghĩa vụ dân sự thì cũng được coi là “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, Luật sư Bình – Luatsumiendong.vn đã nêu ra những lưu ý quan trọng của tội phạm tham ô tài sản để bạn đọc lưu ý và chúng tôi cũng nêu ra công việc, khả năng và phương án để Luật sư bào chữa tại Bình Dương tốt nhất, cho bị can/bị cáo được hưởng bản án đúng pháp luật, hưởng được sự khoan hồng của Nhà Nước.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự tại Bình Dương 0779 288 883 hoặc Zalo
Tội tham ô tài sản
Luatsumiendong.vn