Vai trò của luật sư bào chữa, phân tích từ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng

Bài viết này sẽ cho bạn đọc hiểu hơn vai trò của người bào chữa, thông qua vụ án điển hình có luật sư bào chữa Nguyễn Phương Hằng sau đó chính bà từ chối đã dẫn tới hệ quả gì.

luat su cua nguyen phuong hang
Vai trò của luật sư bào chữa

Người bị buộc tội là ai?

Người bị buộc tội gồm: Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo (điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Người bào chữa là ai?

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Bao gồm: (Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự)

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Định hướng bào chữa là gì?

Định hướng bào chữa là việc người bào chữa thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, cung cấp/thu thập/yêu cầu thu thập tài liệu chứng cứ,… tìm ra được cách bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Người bào chữa chỉ chọn 01 hướng bào chữa trong các hướng sau:

  1. Bào chữa vô tội (hoàn toàn không phạm tội; không phạm một trong các tội; không phạm tình tiết tăng nặng, tình tiết định khung, ….)
  2. Bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Phân tích từ vụ án bà Nguyễn Phương Hằng để thấy vai trò của luật sư:

Qua phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta biết được Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố bà Hằng tại khoản 2 Điều 331:

“Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Bà Nguyễn Phương Hằng xứng đáng được hưởng một mức án nhẹ hơn hay không?

Như đã biết, ban đầu có 09 luật sư bào chữa cho Nguyễn Phương Hằng, sau đó bà đã từ chối 8/9 luật sư. Với vụ án hình sự người bị buộc tội không nên từ chối người bào chữa sẽ thiệt thòi. Người bị buộc tội có thể giỏi giao tiếp, giỏi tranh luận nhưng các quy định pháp luật, các giải pháp pháp lý thì người bị buộc tội không thể biết hết được cần người bào chữa hỗ trợ.

Trong vụ án, bị cáo Hằng bị tòa án áp dụng 02 tình tiết tăng nặng và được áp dụng 02 tình tiết giảm nhẹ:

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác”

“Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;”

Ngày 21/9/2020, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử và tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng 03 năm tù giam về hành vi phạm tội của mình. Việc mức án được tuyên là nặng, nhẹ hay phù hợp là quan điểm cá nhân bởi không tham gia tố tụng mà đánh giá đúng sai là vô căn cứ, chúng ta cần tôn trọng phán quyết của tòa án.

Vậy tòa án có bỏ sót tình tiết giảm nhẹ nào nữa không?

Câu trả lời là không! Không ở đây là qua những sự việc đã diễn ra rồi. Việc bị cáo Hằng có 02 tình tiết tăng nặng, 02 tình tiết giảm nhẹ thì việc tòa tuyên xử bà Hằng mức 03 năm tù trong khung hình phạt từ 02 đến 07 năm có thể nói là công tâm.

Luật sư bào chữa giảm nhẹ cho bà Nguyễn Phương Hằng được hưởng sự khoan hồng với mức án nhẹ hơn:

Một là, Luật sư có thể khuyến khích bị cáo tự nguyên bồi thường cho bị hại. Khi đó, đủ căn cứ để luật sư yêu cầu tòa án phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS  “b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;”

Ở đây, không nhất thiết phải bồi thường số tiền “trên trời” hàng chục tỷ mà các bị hại đòi mà bị cáo nên bồi thường tổn thất tinh thần (mức tối đa chỉ khoảng 18 triệu đồng/người) bằng cách nộp cho cơ quan tố tụng và bồi thường tổn thất kinh tế (trong khả năng của mình). Đương nhiên, bị cáo Hằng có thể bỏ ra hàng chục tỷ nộp cho cơ quan tố tụng, việc bồi thường phải có căn cứ pháp luật nên sẽ không có chuyện bị cáo Hằng bị mất tiền bồi thường nếu yêu cầu bồi thường kia là không có căn cứ.

Hai là, trong quá trình tố tụng, Luật sư sẽ yêu cầu ngay tới cơ quan có thẩm quyền phải xử phạt các hành vi vi phạm của các bị hại gây ra cho bị cáo bằng các quyết định hành chính, dân sự, hình sự, … . Khi đó, có đủ căn cứ để yêu cầu tòa án áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tiếp theo tại điểm e Khoản 1 Điều 51 BLHS “e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;”

… vv… 

Ngoài 02 tình tiết giảm nhẹ đã được tòa án chấp nhận, nếu làm tốt bị cáo có thể hưởng thêm 02 tình tiết giảm nhẹ tôi vừa nêu, đây là tình tiết giảm nhẹ tại khoản 01 là rất quan trọng, đủ để bị cáo có thể hưởng mức án nhẹ hơn:

  • Mức thấp nhất của khung hình phạt;
  • Dưới mức thấp nhất của khung hình phạt;
  • Cho hưởng án treo, …

Tóm lại, qua trường hợp trên tôi muốn nói rằng việc có luật sư giỏi để bào chữa là rất cần thiết. Trường hợp nào được phép hưởng án treo, được phép chuyển khung, hay thuộc trường hợp không được treo, không được chuyển khung, … cụ thể cho từng vụ án thì luật sư là người nắm rõ.

Ví dụ nêu trên để cho mọi nguời thấy rằng nhiều tình tiết, sự việc căn cứ, giải pháp mà người bị buộc tội không thể biết hết được. Người bị buộc tội nên mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi ích cho mình.

#luatsumiendong.vn

Chia sẻ bài viết này:

 

Trả lời