Khởi kiện tuyên “vô hiệu” hợp đồng chuyển nhượng, Tòa án tuyên “hủy” hợp đồng được không?

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng và giao dịch dân sự nói chung khi có tranh chấp mà đương sự khởi kiện ra tòa án thì tòa án giải quyết trên cơ sở phạm vi yêu cầu khởi kiện. Vậy, nếu Tòa án xét thấy hợp đồng bị hủy nhưng nguyên đơn lại yêu cầu khởi kiện là vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng thì tòa án có bác yêu cầu khởi kiện hay không?

luật sư hợp đồng chuyển nhượng đất đai
Luật sư đất đai

Thời hạn sang tên sổ đỏ khi mua bán đất đai và những lưu ý quan trọng

Phạm vi giải quyết yêu cầu khởi kiện của Tòa án?

Theo khoản 1 Điều 5 của BLTTDS năm 2015 thì “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

Tòa án có được tuyên án khác yêu cầu khởi kiện “vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng” của nguyên đơn?

Trường hợp nêu trên, hội đồng xét xử xét thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có cơ sở pháp lý để tuyên vô hiệu mà bị hủy thì Hội đồng xét xử tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị hủy.

Đồng thời, khi giải quyết hợp đồng bị hủy, Hội đồng xét xử hỏi đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng bị hủy không. Trường hợp đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng bị hủy thì Hội đồng xét xử không giải quyết mà chỉ tuyên hợp đồng bị hủy. Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết hậu quả của hợp đồng bị hủy thì Hội đồng xét xử giải quyết hậu quả của hợp đồng bị hủy.

Hậu quả pháp lý của việc tuyên vô hiệu giao dịch dân sự?

Điều 131 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, thì: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.

Hậu quả pháp lý của việc tuyên hủy giao dịch dân sự?

Điều 427 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng, thì: “1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”.

Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp liên hệ Luật sư Bình phone/zalo 0779 288 883

Ls Bình.

Chia sẻ bài viết này:

Để lại một bình luận