Mục lục
Tài sản chung vợ chồng dùng làm công cụ phương tiện phạm tội thì có bị tịch thu?
Trong vụ án hình sự, tài sản dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội sẽ bị tịch thu. Vậy tài sản chung vợ chồng là công cụ, phương tiện phạm tội (xe ô tô, xe máy, điện thoại …) thì có bị tịch thu hay không?
Luật sư tư vấn, bào chữa trong vụ án hình sự tại Bình Dương xin vui lòng liên hệ Phone/zalo 0779 288 883.
Tài sản nào là tài sản chung vợ chồng?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung vợ chồng gồm:
- Tài sản chung do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung đã phân chia;
- Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung;
- Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất có sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch tài sản riêng.
Xử lý vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội như thế nào?
Vật chứng là gì?
Căn cứ Điều 89 BLHS thì Vật chứng là vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Xử lý vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 106 BLHS thì:
- Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
- Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
- Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội.
Mẫu đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ai có quyền kháng cáo?
Tài sản chung vợ chồng sử dụng làm công cụ phương tiện phạm tội thì xử lý như thế nào?
Trước đây, có nhiều quan điểm xét xử khác nhau về việc xử lý vật chứng này trong trường hợp người vợ/chồng của bị cáo không có lỗi thì tịch thu tài sản như thế nào, một số tòa án tịch thu toàn bộ ; trả lại tài sản và tịch thu 1/2 giá trị tài sản sung công quỹ. Tuy nhiên, theo giải đáp mới nhất của Tòa án nhân dân tối cao thì việc xử lý như sau:
Trường hợp đã xác định bị cáo dùng tài sản chung của vợ chồng làm công cụ, phương tiện phạm tội, căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 47 của Bộ luật Hình sự thì phải tịch thu toàn bộ công cụ, phương tiện phạm tội đó mà không phụ thuộc vào việc người vợ/chồng của bị cáo có lỗi hay không trong việc để cho bị cáo sử dụng tài sản chung đó làm công cụ, phương tiện phạm tội.
Nếu người vợ/chồng của bị cáo có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc yêu cầu bồi thường một phần giá trị của tài sản chung mà bị cáo dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cuối cùng là tài sản chung vợ chồng dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội sẽ bị tịch thu, sung công quỹ toàn bộ.
Luật sư tư vấn, bào chữa trong vụ án hình sự tại Bình Dương xin vui lòng liên hệ Phone/zalo 0779 288 883.
Ls Bình – luatsumiendong.vn