Mục lục
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc là bao nhiêu?
Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định. Đồng nghĩa với việc độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tội đánh bạc là từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy người dưới 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc hay không?
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 12 BLHS 2015, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này..”
Người dưới 14 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc không?
Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, người dưới 14 tuổi sẽ áp dụng các biện pháp giáo dưỡng khác khi có hành vi vi phạm pháp luật quy định từ Điều 92 đến 97 Bộ luật Hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc không?
Theo quy định tại điều 12 BLHS nêu trên thì người từ đủ mười 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc mà sẽ áp dụng các biện pháp giáo dưỡng khác khi vi phạm pháp luật.
Mẫu đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ai có quyền kháng cáo?
Mức hình phạt tội phạm đánh bạc là bao nhiêu?
Điều 321 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Các biện pháp giáo dục, giáo dưỡng với người dưới 16 tuổi phạm tội đánh bạc là gì?
Tùy theo mức độ tội phạm mà người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm vào khung, khoản nào của tội đánh bạc để xác định là loại tội phạm nào mà đưa ra biện pháp giáo dục giáo dưỡng phù hợp. Trong đó:
Theo Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.
Theo Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020:
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
…
Tội phạm rất nghiêm trọng là gì? Tội đặc biệt nghiêm trọng là gì?
Căn cứ tại Điều 9 BLHS, Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự:
“Điều 9. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.
Luật sư bào chữa vụ án hình sự tại Bình Dương 0779 288 883 hoặc Zalo