Mục lục
Trường hợp vay tiền không trả bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Vay tiền, vay tài sản là thỏa thuận dân sự, khi người vay tiền không trả thì người cho vay khởi kiện ra tòa án yêu cầu trả nợ theo quy định pháp luật. Trong một số trường hợp nhất định dưới đây, người vay tiền không trả bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khởi kiện đòi tiền vay và những lưu ý khi vay, cho vay và khi đòi nợ!
Trường hợp vay tiền không trả bị truy cứu về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”?
Sau khi vay, mượn, thuê, tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng, chủ thể đã thực hiện 01 trong 04 hành vi dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó;
- Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
- Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
- Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
Chỉ khi người vay tiền không trả cấu thành một trong các hành vi trên mới có căn cứ để “tố giác tội phạm” yêu cầu cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy, hiểu thế nào cho đúng với 04 hành vi nêu trên?
Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản là gì?
Khác với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của tội “tạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” diễn ra sau khi người đó có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hình thức hợp đồng.
Khái niệm thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.
Ví dụ: người vay tiền đưa ra sổ đất giả đứng tên mình để người cho vay tin là thật mà tin tưởng cho vay tiền (lừa đảo chiếm đoạt tài sản)
Hành vi khách quan “Chiếm đoạt” của tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là phải là chiếm đoạt được. Khác với hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác, hành vi chiếm đoạt ở tội này là sự vi phạm nghĩa vụ trả lại tài sản bằng hành vi chiếm đoạt. Có thể hiểu: Chiếm đoạt là hành vi cố ý (trực tiếp) làm cho chủ tài sản mất hẳn khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản của mình và tạo ra cho người phạm tội khả năng thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trái pháp luật tài sản đó.
Chồng trộm tiền vợ có phạm tội hay không? Vụ việc chồng trộm 3 tỷ của vợ ở Quảng Nam
Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là gì?
Hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu định tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, tuy nhiên hành vi rất rất khó xác định như thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản còn nhiều nhận định chưa thống nhất, thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự cũng không nhiều.
Hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chúng ta có thể tạm hiểu là người vay tiền có hành vi như: bỏ ra khỏi nhà, không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, thay số điện thoại, thay đổi chỗ ở mà không thông báo cho người cho vay biết…hoặc bỏ trốn khỏi địa phương và phải nhằm mục đích không phải trả nợ, chiếm đoạt tiền của người cho vay.
Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản là gì?
Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là người vay sử dụng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp như buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy…dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp người vay tuy dùng tài sản vay với mục đích không đúng thỏa thuận nhưng lại dùng vào các mục đích pháp luật không cấm như tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại hoặc kinh doanh thua lỗ… đến thời hạn trả mà không có khả năng trả lại tài sản thì không bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trừ khi, đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả (có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản…) thì bị xử lí trách nhiệm hình sự về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả là gì?
Đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả là việc người vay tiền có điều kiện trả (có nhà, đất đai, tài sản, …) nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản… nhằm không phải trả lại tiền đã vay cho chủ nợ thì bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Luật sư tư vấn thu hồi nợ, giải quyết tranh chấp vay tiền liên hệ 0779.288883 Hoặc Zalo
luatsumiendong.vn
Chia sẻ bài viết này: