Mục đích và thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Trong quá trình hoạt động sản suất kinh doanh công ty/doanh nghiệp và hợp tác xã (dưới đây gọi chung là “doanh nghiệp”)  lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì người có quyền yêu cầu thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Bình Dương, HCM, Đồng Nai theo hướng dẫn sau:

Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Mục đích và trình tự phá sản doanh nghiệp

Luật sư NBSG thực hiện dịch vụ tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quý khách hàng liên hệ: 0779288883 hoặc Zalo

Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng doanh nghiệp/hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.

Mục đích của việc yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản là gì?

Việc yêu cầu tòa án tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản tùy theo người yêu cầu mà có thể đạt được các mục đích cụ thể sau:

  • Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp để đòi nợ;
  • Yêu cầu tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản để thanh lý tài sản doanh nghiệp trả nợ cho các chủ nợ và chủ sở hữu (nếu còn) sau đó chấm dứt hoạt động. Trường hợp tài sản không đủ để trả nợ thì khoản nợ được xóa bỏ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
  • Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để cho doanh nghiệp cơ cấu các khoản nợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh;

Dịch vụ doanh nghiệp

Ai có quyền/nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:

Chủ nợ có bảo đảm; chủ nợ không có bảo đảm một phần; người lao động; công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản để giải quyết tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán;

Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật; chủ doanh nghiệp; chủ sở hữu; thành viên góp vốn có quyền; cổ đông khi đáp ứng điều kiện quy định tại Luật phá sản có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Mất khả năng thanh toán là gì?

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Bình Dương như thế nào?

Trình tự giải quyết doanh nghiệp/hợp tác xã phá sản trừ trường hợp phá sản tổ chức tín dụng, phá sản theo thủ tục rút gọn thì thủ tục thông thường sẽ ra như sau:

  • Người có quyền/nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết;
  • Doanh nghiệp và chủ nợ có quyền đề nghị tòa án cho thương lượng để rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Trường hợp thương lượng không thành và hồ sơ đầy đủ hợp lệ tòa án ra thông báo cho người nộp đơn nộp (1) lệ phí phá sản, (2) tạm ứng chi phí phá sản;
  • Tòa án tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Các khoản nợ có bảo đảm, quyết định thi hành án, tranh chấp với doanh nghiệp này phải tạm đình chỉ chờ quyết định liên quan đến phá sản;
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, tòa án ra (1) Quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc (2) Quyết định không mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp không mất khả năng thanh toán;
  • Tòa án chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để giải quyết các khoản nợ;
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở thủ tục phá sản thì Doanh nghiệp cùng với Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tiến hành kiểm kê các tài sản của doanh nghiệp; Đồng thời đề xuất thẩm phán giải quyết các khoản nợ có bảo đảm đã đến hạn;
  • Đề nghị các chủ nợ gửi giấy đòi nợ;
  • Sau 20 ngày kể từ khi hoàn tất việc kiểm kê tài sản tòa án sẽ triệu tập hội nghị chủ nợ và ra một trong các quyết định:
    • (1) Đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu doanh nghiệp không còn mất khả năng thanh toán;
    • (2) Áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh cho doanh nghiệp;
    • (3) Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
  • Xử lý tranh chấp về tài sản trong trường hợp có tranh chấp về tài sản doanh nghiệp trước khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản;
  • Giải quyết các khoản nợ có bảo đảm đến hạn và chưa đến hạn trước khi tuyên bố doanh nghiệp phá sản;
  • Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản;
  • Chấp hành viên đại diện cho cơ quan Thi hành án cùng với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tiến hành thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản (thanh lý tài sản, cưỡng chế thi hành án, … để phân chia tài sản cho chủ nợ, chủ sở hữu, ….).

Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp và các tài liệu kèm theo

Thủ tục phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn như thế nào?

Người có quyền/nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp yêu cầu tòa án giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản hoặc sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ này tòa án mở thủ tục phá sản tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Trên đây, luật sư NSBG nêu các nội dung chính trong việc giải quyết doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Tùy theo mục đích mà người yêu cầu cần có các hành động phù hợp để bảo vệ được quyền lợi ích chính đáng của mình.

Quý khách hàng cần thu hồi nợ; cần giải quyết phá sản doanh nghiệp xin liên hệ Luật sư NBSG theo số điện thoại 0779288883 hoặc Zalo để được giải quyết!

Yêu cầu mở thủ tục phá sản

Dịch vụ phá sản doanh nghiệp

luatsumiendong.vn

Chia sẻ bài viết này:

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận