*Sự việc:

Ngày 24/3/2022 bà Nguyễn Phương Hằng – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Khoản 2, Điều 331 Bộ luật hình sự đã được Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

*Căn cứ pháp lý:

NGuyễn Phương Hằng

1. Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố về tội gì?

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên internet, tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất xúc phạm làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Do đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự hiện hành

“Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

2. Tại sao bà Hằng bị tạm giam?

Tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.

*Danh sách các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế theo quy định của luật:

Tại Chương VII Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định nhiều biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế như: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110); Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111); Bắt người đang bị truy nã (Điều 112); Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 113); Tạm giữ (Điều 117); Tạm giam (Điều 119); Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123); Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124).

Trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng 02 biện pháp ngăn chặn là: Tạm hoãn xuất cảnh và sau đó là bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo Điều 113 và Điều 123.

*Tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng là gì?

Căn cứ Điều 9 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy him cho xã hội rất ln mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;”

Như vậy, Cơ quan công an có quyền tạm giam với tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng nếu thuộc khoản 2 điều Điều 119 BLTTHS. Vì bà Hằng bị truy tố theo khoản 2 Điều 331 có khung hình phạt từ 02 đến 07 năm tù nên thuộc trường hợp tội phạm nghiêm trọng nên Công an Thành phố Hồ Chí Minh được quyền tạm giam.

3. Quyền yêu cầu bảo lĩnh hoặc yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn

Căn cứ tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
….”

Viện kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh xét thấy cần thiết phải thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (tự xét thấy hoặc nhận được đơn yêu cầu) thì ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

*Việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thực hiện như thế nào?

Cơ quan cảnh sát Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền xét thấy cần thiết phải thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (tự xét thấy hoặc có đơn yêu cầu) thì ra quyết định thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Trong vụ án , bà Hằng bị khởi tố theo quyết định của Công an Thành phố Hồ Chí Minh và được Viện kiểm sát Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn nên việc thay đổi biện pháp ngăn chặn phải do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định.

*Yêu cầu Bảo lĩnh cho bà Hằng tại ngoại?

Bảo lĩnh là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Điều 121. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

…”.

Người thân thích của bà Hằng hoặc Cơ quan nơi bà Hằng công tác có thể đứng ra yêu cầu bão lĩnh cho bà Hằng được tại ngoại theo quy định pháp luật. Đơn yêu cầu bảo lĩnh gửi tới Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu bảo lĩnh. Khi đó, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét điều kiện của người bảo lĩnh và người được bảo lĩnh để ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không.

Điều kiện để được bảo lĩnh?

Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể, điều luật hiện nay chỉ quy định chung chung:

  • Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà không xác định rõ trường hợp phạm loại tội nào và đối tượng có điều kiện hoàn cảnh nhân thân như thế nào thì được áp dụng;
  • Bị can, bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo là người chưa thành niên, người bị bệnh nặng, người khuyết tật, người trụ cột trong gia đình…

Có thể dự đoán, bà Hằng có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng. Về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của bà Hằng nhiều hay ít lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền.

Dù sao, việc yêu cầu bảo lĩnh vẫn hoàn toàn có cơ sở, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có quyền chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu bảo lĩnh.

*Yêu thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú?

Ngoài biện pháp ngăn chặn là “Bảo lĩnh” để thay thế tạm giam thì “Cấm đi khỏi nơi cư trú” là một biện pháp ngăn chặn được xem là nhẹ hơn cho bị can, bị cáo.

Theo Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Thay đổi biện pháp ngăn chặn là tạm giam sang biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú theo khoản 1, Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự là có thể thực hiện được:

Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú

1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

…”

Như chúng tôi nói ở Mục 1, việc tạm giam là quyền của Cơ quan công an Thành phố Hồ Chí Minh, được pháp luật quy định cụ thể, đây là quyền tạm giam chứ không phải là bắt buộc phải tạm giam. Vì thế, bà Hằng, người thân thích có thể làm đơn yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn sang một biện pháp khác có thể coi là nhẹ hơn như Cấm đi khỏi nơi cư trú được trình bày ở trên để Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét./.

Thuê luật sư giỏi bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

___________________________________________________________________________

Không thể phủ nhận những gì bà Phương Hằng đã làm vào thời điểm giữa năm 2021, dù có những điều chưa thể kiểm chứng được nhưng chí ít cũng đã có những sự việc bà nói đúng, chẳng thế mà chúng ta có câu chuyện sau 6 tháng trời ròng rã thì tiền cứu trợ mới tới tay người dân miền Trung. Thế nhưng khoảng thời gian 6 tháng đổ lại đây, bà Phương Hằng đã có những phát ngôn quá trớn trong mỗi lần livestream, những người bà nhắm đến không chỉ còn dừng lại ở giới nghệ sĩ và nhà báo nữa.
Trong những buổi Công ty Đại Nam tổ chức đua cả ngựa lẫn chó, những người tổ chức đã để mặc cho MC lấy tên những “đối thủ” của bà Nguyễn Phương Hằng đặt cho vật đua. Ngoài ra còn nhiều lần tổ chức tập trung nhiều người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự tại địa bàn TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác.  Đỉnh điểm, bà Nguyễn Phương Hằng còn réo tên một lãnh đạo của TP Hồ Chí Minh với những lời lẽ quy kết vô cớ, khó nghe…
Vụ việc đang được Cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.
#Luatsumiendong.vn
Chia sẻ bài viết: