Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm và dấu hiệu đó là có căn cứ. Trong đó, có một số loại tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự Cơ quan có thẩm quyền trên chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

luật sư miền đông
Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Mẫu đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ai có quyền kháng cáo?

Tội phạm bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại là tội gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, chỉ khởi tố vụ án về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Cụ thể:

  • Khoản 1 Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Khoản 1 Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
  • Khoản 1 Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Khoản 1 Điều 138 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Khoản 1 Điều 139 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
  • Khoản 1 Điều 141 Tội hiếp dâm;
  • Khoản 1 Điều 143 Tội cưỡng dâm;
  • Khoản 1 Điều 155 Tội làm nhục người khác;
  • Khoản 1 Điều 156 Tội vu khống.

Hậu quả của việc bị hại rút yêu cầu khởi tố theo yêu cầu của bị hại

Căn cứ khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

*Lưu ý: bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố vụ án thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc cưỡng bức.

Bà Nguyễn Phương Hằng liệu có được tại ngoại sau khi bị tạm giam? Quy định về bảo lĩnh hình sự?

Qua các quy định trên cùng với thực tiễn, Luật sư NBSG có các nhận định như sau:

* Đối với bị hại: việc thương lượng, nhận bồi thường từ người có hành vi tại khoản 1 các điều luật nêu trên nên được tiến hành xong trước khi rút yêu cầu khởi tố. Đề phòng trường hợp người phạm tội hứa hẹn bồi thường xong khi bị hại rút yêu cầu thì trở mặt không bồi thường. Khi đó bị hại mất quyền yêu cầu khởi tố lại, việc đòi bồi thường từ khởi kiện dân sự là rất mất thời gian và phức tạp.

Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định được quyền yêu cầu khởi tố lại khi bị ép buộc, cưỡng bức, không quy định được yêu cầu khởi tố lại do người phạm tội không bồi thường theo đúng thỏa thuận.

* Đối với người phạm tội: với các tội phạm nêu trên cách khôn ngoan nhất là nhận lỗi, thương lượng hòa giải và bồi thường thích đáng cho bị hại để bị hại để bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Chỉ cần có đơn tự nguyện rút yêu cầu khởi tố, cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải đình chỉ, trả tự do (nếu đang bị tạm giữ, tạm giam) và không thể “làm khó dễ” được.

Căn cứ khác để không khởi tố vụ án hình sự?

Liên quan đến nội dung khởi tố theo yêu cầu của bị hại, theo khoản 5 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền không được khởi tố vụ án hình sự khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, …..

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Căn cứ Điều 27 Bộ luật hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự? Tội phạm rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng?

Tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Thời hiệu được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, nếu trong thời hạn quy định nêu trên mà người phạm tội lại thực hiện tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt của tội ấy là trên 01 năm thì thời hiệu tính lại từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Trong thời hạn nêu trên, người phạm tội cố tình trốn tránh đã có quyết định truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Các trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội phạm sau:

  •  Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự;
  • Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật hình sự.
  • Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật hình sự;
  • Tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự.

Như vậy, ngoài việc xem xét hành vi phạm tội có thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại để có hướng xử lý tốt nhất, chúng ta cần đánh giá thêm hành vi phạm tội có thuộc trường hợp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay các điều kiện khác tại Điều 27 Bộ luật hình sự hay không.

Trên đây là các tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo yêu cầu của bị hại. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ tới luật sư NBSG để được hỗ trợ.

Cá độ bóng đá là phạm tội đánh bạc, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự!

Chia sẻ bài viết này:

 

Trả lời