Khởi kiện đòi tiền vay và những lưu ý khi vay, cho vay và đòi nợ

Vay tiền là một loại hợp đồng vay tài sản. Khi bên vay không trả bên cho vay khởi kiện tranh chấp vay tiền để buộc trả nợ, yêu cầu bên vay trả nợ gốc và tiền lãi.

Luật sư kiện vay tiền
Luật sư tư vấn hợp đồng vay tài sản

>> Liên hệ luật sư tư vấn hợp đồng vay tài sản, thu hồi nợ SĐT hoặc Zalo: 0779288883

Dịch vụ luật sư thu hồi nợ

Chúng tôi là công ty luật uy tín với các luật sư giỏi giúp khách hàng thu hồi nợ cá nhân, thu hồi nợ công ty bằng các biện pháp hợp pháp với các lợi ích:

  • Tư vấn giải pháp thu hồi nợ;
  • Khởi kiện thu hồi nợ nhanh chóng, đúng pháp luật;
  • Yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty để buộc trả nợ nhanh nhất;
  • Buộc trả lãi kể cả trường hợp không thỏa thuận về lãi;
  • Áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản;
  • Hủy các hợp đồng công chứng ủy quyền, chuyển nhượng tài sản giả tạo nhằm mục đích vay tiền;
  • Tố giác tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,…

Trường hợp vay tiền không trả bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Lãi vay tiền được tính như thế nào?

Lãi vay tiền được tính theo thỏa thuận giữa các bên, với điều kiện thỏa thuận này không được vượt quá mức lãi suất tối đa cho phép theo quy định là 20%/năm. Trường hợp lãi vay vượt quá 20%/năm thì phần lãi vượt quá không được tính.

Không thỏa thuận về lãi bên cho vay vẫn được quyền đòi tiền lãi?

Trường hợp 1: Không thỏa thuận về lãi, vay không lãi

Người cho vay khi kiện vay tiền có quyền kiện đòi tiền lãi do bên vay chậm trả nợ. Mức lãi do chậm thực hiện trả nợ theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì mức lãi do chậm trả tiền là 10%/năm tương ứng với thời gian chậm trả nợ cho số tiền chậm trả (Khoản 4 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 và  Điều 5 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân Dân Tối Cao).;

Trường hợp 2: Vay có thỏa thuận về lãi

Người cho vay tiền có quyền kiện đòi tiền (1) lãi trong hạn và (2) lãi do bên vay chậm trả nợ.

Mức lãi do chậm thực hiện trả nợ theo thỏa thuận (thỏa thuận về lãi chậm trả), nếu không thỏa thuận thì lãi chậm trả = 150% lãi vay trong hạn tương ứng cho thời gian chậm trả và số tiền chậm trả. Mức lãi chậm trả không được vượt quá 20%/năm (điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự).

Cho vay tiền nhưng không thỏa thuận về thời gian trả nợ có kiện đòi được không?

Thời hạn trả tiền thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, trường hợp không thỏa thuận về thời hạn trả nợ được xác định là hợp đồng vay không xác định thời hạn. Bên cho vay có quyền đòi lại tiền bất cứ lúc nào, bên vay phải trả lại tiền nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian hợp lý.

Khi khởi kiện đòi tiền, bên cho vay cần đưa thêm tài liệu chứng cứ về việc đòi nợ để đủ điều kiện khởi kiện.

Cho vay tiền nhưng không lập giấy tờ có kiện đòi được không?

Giấy tờ là một dạng văn bản để làm chứng cứ chứng minh. Trường hợp không lập văn bản bên vay cần cung cấp các chứng cứ khác để chứng minh quyền đòi nợ của mình như: tin nhắn, ghi âm hội thoại, chuyển khoản, …

Thủ tục khởi kiện đòi tiền vay

Khởi kiện đòi tiền vay là việc bên cho vay kiện bên vay ra tòa án để buộc bên vay trả nợ gốc, lãi vay. Người khởi kiện chuẩn bị đơn kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo (hợp đồng vay, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, ….) ra tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Vay tiền có ký hợp đồng ủy quyền QSDĐ hoặc chuyển nhượng QSDĐ đảm bảo thì hệ quả và giải quyết như thế nào?

Hợp đồng ủy quyền/chuyển nhượng đã ký bị vô hiệu vì giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, giao dịch thực tế có hiệu lực (khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự).

Khi hợp đồng ủy quyền/chuyển nhượng QSDĐ nêu trên vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật dân sự).

Khởi kiện yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền/chuyển nhượng QSDĐ khi vay tiền:

Khi bên vay có ký hợp đồng công chứng ủy quyền hoặc chuyển nhượng QSDĐ cho bên cho vay để đảm bảo cho khoản vay. Khi trả tiền mà bên cho vay không hợp tác đi hủy hợp đồng công chứng đã ký thì bên vay tiền khởi kiện ra tòa án yêu cầu tuyên hợp đồng ủy quyền/hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu.

>> Liên hệ: Luật sư tư vấn hợp đồng vay tài sản, kiện thu hồi nợ SĐT hoặc Zalo: 0779288883

Tố giác tội phạm về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Trong trường hợp nêu trên, bên vay tiền trả nợ và yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền/chuyển nhượng đã ký nhưng bên cho vay cố tình không thực hiện; ký ủy quyền/chuyển nhượng cho người thứ ba (thể hiện rõ ý chí chiếm đoạt); có đủ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản  vi phạm quy định của bộ luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự).

Vụ việc của ông Trần Quý Thanh – tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát và đồng phạm bị bắt và khởi tố vào tháng 04/2023 là ví dụ tiên phong và điển hình của loại tội phạm này.

Cho vay lãi nặng là gì? xử phạt như thế nào? lãi vay tối đa cho phép là bao nhiêu?

Cho vay với mức lãi suất vượt quá 150% mức lãi suất vay tài sản Bộ luật dân sự cho phép sẽ bị xử phạt hành chính, Mức lãi gấp 05 lần thì truy cứu trách nhiệm hình sự). Xem chi tiết tại bài viết: Cho vay lãi nặng là gì? xử phạt như thế nào? lãi vay tối đa cho phép là bao nhiêu?

Lưu ý quan trọng khi vay, cho vay và đòi nợ:

Khi tính lãi vay:

Lãi vay chỉ được tính theo quy định, hoặc được phép đòi theo quy định kể cả trường hợp không thỏa thuận về lãi; Phần lãi vượt quá sẽ không được tính; Phần lãi vượt quá quy định bộ luật dân sự mà cấu thành tội cho vay lãi nặng được tính là tiền thu lợi bất chính để định khung hình phạt;

Khi kiện đòi nợ:

Cần nhanh chóng làm các thủ tục ngăn chặn việc tẩu tán tài sản (yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng, hủy hợp đồng tặng cho tài sản của người có hành vi tẩu tán tàn sản…);

Khi trả nợ:

người cho vay cần thực hiện trả lại tài sản từ việc ký hợp đồng ủy quyền, chuyển nhượng QSDĐ cho bên vay khi bên vay trả nợ. Cố tình chuyển nhượng/ủy quyền cho người thứ ba không trả lại cho bên vay là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Khi đòi nợ:

Chủ nợ tuyệt đối không dùng vũ lực, đe dọa hoặc hành vi khác làm cho con nợ lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm buộc bên trả nợ phải trả tiền, nhiều chủ nợ người đã bị truy tố rất rặng về tội cướp tài sản hoặc nhẹ hơn là cưỡng đoạt tài sản. Có nhiều cách hợp pháp để buộc con nợ phải trả tiền mà không vi phạm pháp luật.

Còn nhiều quy định, lưu ý và giải pháp mà luật sư NBSG không đề cập hết trong phạm vi bài viết này, mọi thông tin cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi giải quyết.

>> Liên hệ luật sư tư vấn hợp đồng vay tài sản, thu hồi nợ SĐT hoặc Zalo: 0779288883

Chia sẻ bài viết này:

Trả lời