Mục lục
Đốt pháo trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Tập tục đốt pháo đầu năm mới hay khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới bắt nguồn từ Trung Quốc. Với quan niệm của người xưa là pháo nổ càng to, chùm pháo càng rộng thì sang năm mới càng nhiều sự may mắn. Tại Việt Nam, đốt pháo được kiểm soát bởi nhà nước để phòng chống cháy nổ và các tai nạn do sử dụng pháo, vật liệu nổ. Vậy, đốt pháo trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi như thế nào?
Đốt pháo bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi đốt pháo trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
..
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
….
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
…
g) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;
..
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
…
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
…
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
…
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
…
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
Đốt pháo trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đốt pháo trái phép chỉ bị phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự nếu hành vi xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng; xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại; Xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh; ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân,..
Việc sử dụng pháo, thuốc pháo phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền hoặc sử dụng các loại pháo chuyên dụng đã được cấp phép.
Chia sẻ bài viết này: